Hướng dẫn bẫy Chim Cút

Xuất bản 13 tháng 07 năm 2021.    7709

Chim cút rừng (cút um) ở nước ta phân bố rộng khắp các vùng miền, loài này có ngoại hình nhỏ và mập mạp, chúng chủ yếu ăn các loại hạt cỏ và cả côn trùng. Ngoài tự nhiên loài này thường sống ở nơi có đồng cỏ, nguồn thức ăn dồi dào như bãi ngô, sắn, khoai mì, vườn đậu… Chúng di chuyển rất nhanh và bay từng đoạn ngắn khi bị đánh động, chim mái hăng hơn chim trống.

Mùa bẫy chim cút hiệu quả nhất là giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10, đây là thời điểm chim rừng kết thúc mùa sinh sản, chim con trưởng thành, đối với khu vực phía nam thì đây là lúc bắt đầu mùa mưa.
Để bẫy chim cút rất đơn giản, bạn chỉ cần có bộ bẫy vòng cung cộng với tiếng chim cút mồi chuẩn là có thể sử dụng hiệu quả. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn các phương pháp bẫy chim như sau:

1. Cách bẫy chim Cút

Có 3 cách bây chim cút chính:

Phương pháp bẫy bằng cung và bẫy bằng thòng lọng đều dùng tiếng chim mồi để bẫy, dùng loa, đài phát ra tiếng kêu dụ chim về. hai phương pháp này tương tự nhau, chỉ khác nhau cái bẫy, cách đặt và vị trí đặt bẫy gần như nhau.
Tiếng chim cút mồi phải là tiếng chuẩn, không có tạp âm, không rè và kêu phải tự nhiên vì loài cút um này rất là thính.
Loa phát âm thanh không cần quá lớn, dùng loa mini mở ở mức vừa phải tai người nghe là được rồi.

1.1 bẫy bằng cung

Chọn bẫy vòng cung có độ đàn hồi cao để khi uốn cong không bị biến dạng, mắt lưới rộng và thoáng, sợi lưới nhỏ. Cột 2 đầu dây rút vào 2 đầu tương ứng của cung thép, không cột quá sát khó mắc lưới lên bẫy. Chú ý không gài 2 đầu khoen tròn vào thân cây thép nhé các bạn.

1.2 bẫy bằng thòng lọng

Dùng dây cước, dù nhỏ để tạo thành các vòng tròn thòng lọng, dây cước được gắn vào một khung sắt uốn hình chữ nhật với 2 chân cắm xuống đất. Chim cút sẽ bị dính thòng lọng khi đi qua bẫy.

1.3 bẫy bằng chim mồi và lông bẫy

Cách bẫy tương tự bẫy chim cu gáy, dùng chim cút mồi và lồng bẫy để dụ chim rừng về. Thấy chim lạ vào lãnh thổ, chúng sẽ lao vào đá chim mồi.

2. Chọn nơi đặt bẫy:

Tất nhiên là phải chọn nơi có chim cút xuất hiện rồi nhé, khu vực đó tương đối bằng phẳng, cỏ thấp nhưng đừng quá trống trải. Để kiểm tra xem có chim cút hay không chỉ cần bật loa tiếng chim mồi lên và quan sát, nếu có chúng sẽ xuất hiện và chạy lòng vòng quanh khu vực đó.

3. Cách đặt bẫy:

– Dọn cỏ khu vực định đặt bẫy thành một đường mòn nhỏ dài khoảng 1m – 1,2m chiều ngang bằng với bề rộng của cánh cung, chú ý phải thao tác nhanh để cắm bẫy. Đường mòn nên làm theo hình chữ Zich-Zắc để chúng chạy lòng vòng quanh khu vực cắm bẫy.(Xem hình)

 

– Sau khi dọn thì nhanh chóng cắm bẫy, máng lưới lên như trong hình một cách nhẹ nhàng, tấm lưới phải căng. Có thể cắm từ 3 – 4 bẫy ở mỗi đầu đường mòn. Xong hết rồi thì mở loa lên đặt vào giữa trận địa bẫy, lấy ít lá hoặc cỏ khô che loa đi để ko bị phát hiện.

 

Chim cút là loài rất hiếu chiến, thông thường khoảng từ 3-5 phút sau khi mở loa là chúng chạy lại rồi. Các con cái chạy tới trước, con trống thì đi sau, chỉ con cái mới kêu um um. Cách phân biệt chim cút trống và chim cút mái rất đơn giản, chim cút mái có vùng yếm lông màu đen dưới cổ còn chim trống thì không có.

 

Bẫy chim cút là thú vui dân dã, Chúng ta nên bẫy vào mùa chim con đã lớn, tránh bẫy vào mùa chim sinh sản ấp trứng.
Chúc các bạn có chuyến đi thú vị!